ĐỀ TÀI: KẾT HỢP XỬ LÝ AO TÔM & NUÔI TRÙN QUẾ

424 lượt xem

Với đề tài nghiên cứu trùn quế của mình, Lê Minh Vương, sinh viên năm 3 trường Đại Học Sài Gòn đã mở ra một hướng mới trong việc xử lý chất thải cho ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Đề tài trùn quế này đã được chương trình “Tiếp sức ước mơ”, do báo Tuổi trẻ đứng ra tổ chức, lựa chọn và hỗ trợ thêm về kinh phí. Phóng sự về nghiên cứu này cũng được VTV9 và Tuổi trẻ TV phát sóng vào ngày 10/8/2013.

Trong bài viết này, tác giả Lê Minh Vương sẽ cung cấp thêm một số thông tin về đề tài mà trong phóng sự chưa có cơ hội đề cập đến.

Ý tưởng nghiên cứu: Trong nuôi tôm thâm canh chỉ có 15 – 20% thức ăn được dùng vào phát triển mô động vật còn lại bị thải ra ngoài. Theo tính toán khi nuôi 1 ha tôm thẻ chân trắng trên cát với mật độ 200 con/m2, năng suất khoảng 20 tấn/ha/vụ thì trong 1 vụ thải ra môi trường khoảng 15 – 20 tấn chất thải chủ yếu là thức ăn dưa thừa, phân tôm. Hướng nghiên cứu xử lý bùn thải ao nuôi tôm công nghiệp để làm phân bón hữu cơ hay nuôi trùn quế là hướng nghiên cứu có tính ứng dụng cao vào thực tế sản xuất.

Xin tóm tắt các nội dung trong nghiên cứu này theo quy trình tóm tắt dưới đây.

trun-que-ao-tom-1

Quy trình tiến hành áp dụng cải tạo bùn sản xuất phân bón và kết hợp nuôi trùn quế

Thuyết minh về quy trình công nghệ:

Khối 1: Trong khi nuôi, bùn được đưa vào vùng xi phông ở giữa ao bằng hệ thống quạt khí trong ao.

Khối 2: Khi tiến hành xi phông thay nước từ ao tôm hoặc cải tạo ao cuối vụ nuôi cần đưa ra hệ thống lắng. Sau khi lắng sẽ tiến hành tách nước và thu gom bùn thải mà thành phần chính là phân tôm và thức ăn dưa thừa cũng như xác động vật phù du, thực vật phù du, vỏ tôm, tôm chết….Do đó việc tận dụng nguồn chất hữu cơ sẵn có này để cải tạo làm phân bón là hết sức thiết thực.

Khối 3: Trong giai đoạn này chúng ta bón vôi nhằm giảm độ mặn và sử dụng chế phẩm EM với nồng độ vừa đủ để khử mùi và bổ sung vi sinh vật vào nhằm tạo khả năng thích ứng và hàm lượng vi sinh vật có trong bùn, vôi không chỉ đơn thuần là hợp chất cung cấp dưỡng chất canxi (Ca) bùn mà còn nhiều tác dụng khác nữa, đó là ngăn chặn sự suy thoái của đất, vôi khử được tác hại của độ mặn đối với bùn vôi ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong bùn và vôi phát huy hiệu lực của phân hữu cơ…

Khối 4: Sau quá trình xử lý sơ bộ chúng ta tiến hành bổ sung thêm các phế phẩm nông nghiệp như rau thải bỏ ở chợ hay ở các vườn trồng rau, mùn cưa hoặc rơm hoai mục, vỏ cam chanh… Tiến hành đảo trộn đều với bùn đồng thời giữ ẩm và phun EM. Mục đích của quá trình này lá nhằm bổ sung thêm hàm lượng hữu cơ, tăng cường dinh dưỡng và độ phong phú của loại vật liệu hữu cơ có trong bùn thải và tái sử dụng lại các phế phẩm nông nghiệp để làm phân bón hữu cơ vi sinh.

Khối 5: Sau khi thực hiện các bước ở khối 4, ta tiến hành trộn đều hỗn hợp bùn và các phụ phẩm lại với nhau và tiếp tục duy trì độ ẩm thích hợp, sau đó trôn đều và tiến hành phơi trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày (thời gian dự đoán) để cho hoại mục hoàn toàn.

Các khối tiếp theo được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiến hành quy trinh cải tạo bùn thải từ ao nuôi tôm

Khối 6: Sau khi tiến hành các công đoạn qua 5 khối thì ta tiến hành phun chế phẩm EM và độ ẩm vẫn được duy trì ở mức độ thích hợp (khoảng 60 – 70 %)

Lượng bùn cần cung cấp cho quá trình này chiếm khoảng từ 70 – 80% trên tổng số lượng bùn lấy lên từ ao nuôi tôm, tính cả việc phối trôn các phế phẩm nông nghiệp.

Khối 7: Lượng bùn của khối 6 sẽ được cung cấp cho khối 7, tại đây quá trình lên men và ủ bùn sẽ được tiến hành và khoảng thời gian cần thiết cho giai đoạn này là từ 2 – 3 tuần (ủ hiếu khí và kỵ khí), Trong quá trình ủ cần quan tâm tới các thông số cần thiết cho sự ủ và lên men như nhiệt độ, độ ẩm nhằm duy trì hoạt động của hệ vi sinh vật có trong bùn thải để chúng chuyển hóa các hợp chất phức tạp thành những hợp chất đơn giản để cây trồng dễ dàng hấp thụ được, ngoài việc làm tăng hàm lượng dinh dưỡng phân bón hữu cơ hữu sinh thì bản thân hệ vi sinh vật này cũng góp phần cải tạo những khu vực đất mà nó được bón vào.

Khối 8: Sau khoảng thời gian thực hiện bước 7 thì lượng bùn này đã đảm bảo nhưng do là phân vi sinh nên hàm lượng chất dinh dưỡng không được cao vì vậy để tăng hàm lượng dinh dưỡng lên thì chúng ta cần phải tiến hành phối trộn thêm các loại phân vô cơ: đạm, lân, kali, tùy thuộc và giống cây trồng và nhu cầu sử dụng của nó mà ta thêm nhiều hay ít…Ngoài ra với việc kết hợp với nuôi trùn quế thì lượng phân trùn quế cũng có thể cung cấp ngược trở lại cho khối này nhằm tăng hàm lượng dinh dưỡng.

Khối 9: Đây là bước định hình phân bón, chúng ta có thể vò viên hay nghiền nhỏ sau khi đã được bổ sung thêm một lượng đáng kể từ phân trùn quế… sau đó đóng bao phục vụ cho nhu cầu sử dung khác nhau, lượng phân bón hữu cơ vi sinh này sẽ được cung cấp cho các hộ trồng rau hoặc các hộ gia đình cần đất giàu dinh dưỡng để trồng các loại hoa trong vườn… Ngoài ra lượng phân bón hữu cơ vi sinh này cũng có thể được cung cấp cho các công viên trong thành phố để trồng cỏ…

Khối 10: Đóng bao thành phẩm và vận chuyển tới nơi cần tiêu thụ.

Giai đoạn 2: Tiến hành nuôi trùn quế từ chất nền bùn thải ao nuôi tôm đã dược xử lý sơ bộ

Khối 11: Lượng bùn cần cung cấp cho giai đoạn này chiếm khoảng từ 20 – 30 % khối lượng bùn sau khi cải tạo sơ bộ như trên. Nhằm bổ sung thêm hàm lượng dinh dưỡng, chất hữu cơ và kích thích trùn quế phát triển ổn định thì chúng ta tiến hành bổ sung thêm phân bò hoặc trâu, đây là nguồn thức ăn ưa thích của trùn quế, do đó việc thử nghiệm trên sẽ tăng khả năng thích ứng của trùn quế trong toàn bộ chất nền được tạo ra từ bùn thải ao nuôi tôm và phụ phẩm nông nghiệp đã nêu… Độ ẩm là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm và duy trì ở mức độ hợp lý nhằm theo dõi quá trình thích nghi của trùn quế trong quá trình nuôi.

Khối 12: Đây là giai đoạn tiến hành nuôi và theo dõi sự thích nghi cũng như phát triển của trùn quế. Quy trình và việc lựa chọn phương pháp nuôi trùn quế sẽ được đính kèm ở phần phụ lục.

Khối 13: Sau khoảng thời gian 2 tháng thì ta bắt đầu thu hoạch trùn quế, lượng phân trùn sẽ được thu hồi. Đây là phân hữu cơ vi sinh tự nhiên rất tốt và giàu dinh dưỡng do trong loại phân trùn này chứa rất nhiều vi sinh vật có ích cho đất, chúng ta sẽ tiến hành trộn lượng phân trùn này vào khối thứ 8 nhằm bổ sung dinh dưỡng và hệ vi sinh vật này vào tăng chất lượng phân bón.

Khối 14: Sinh khối trùn sẽ được cung cấp cho những hộ nuôi thủy sản (trong đó có nuôi tôm), chăn nuôi gia súc, gia cầm… hoặc nếu như muốn dự trữ lâu thì ta có thể phơi khô hoặc ép dịch trùn và bảo quản thích hợp (Nếu như lượng trùn tạo ra nhiều), như vậy chúng ta đã tạo ra được một chu trình khép kín đối với việc cải tạo bùn thải tứ ao nuôi tôm thành phân bón hữu cơ vi sinh và kết hợp với nuôi trùn quế vừa bảo vệ được môi trường tự nhiên nói chung và vừa bảo vệ được môi trường xung quanh ao nuôi thủy tôm nói riêng. Thay vì thải bỏ ra môi trường thì chúng ta có thể tận dụng lại lượng bùn thải này để tiến hành cải tạo thành phân bón hữu cơ vi sinh và sử dụng một lượng nhất định cung cấp cho việc nuôi trùn quế.

Ưu và nhược điểm của phương pháp đề xuất:

Ưu điểm:

[dt_list style=”1″ dividers=”true”]

[dt_list_item image=””]Tiết kiệm chi phí cải tạo ao.[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Xử lí được mầm bệnh tìm ẩn trong bùn có hại cho tôm.[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Tận dụng được nguồn bùn là chất thải của các ao nuôi tôm.[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Nguyên liệu xử lí dồi dào, cung cấp được một lượng phân bón cho trồng trọt.[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Kinh tế đầu tư và duy trì thấp.[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Góp phần bảo vệ môi trường ao nuôi và môi trường xung quanh khu vực nuôi.[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Cải thiện chất lượng đất và giảm khả năng đất bị thoái hóa.[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Có được nguồn phân bón với chi phí thấp…[/dt_list_item]

[/dt_list]

Nhược điểm:

[dt_list style=”1″ dividers=”true”]

[dt_list_item image=””]Chất lượng phân bón chưa được cao.[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Hiệu quả phân hủy hữu cơ thấp.[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Lượng vi sinh vật không kiểm soát được tốt.[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Diện tích tiến hành và chi phí vận chuyển lớn.[/dt_list_item]

[/dt_list]

Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hữu cơ cũng như hàm lượng đạm, photpho…có trong bùn ở mức khá cao, có thể tận dụng để cải tạo thành phân bón hữu cơ vi sinh. Giải pháp góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và xây dựng cộng đồng

Viết bởi: Lê Minh Vương (ĐH Sài Gòn)

Hiệu đính bởi TS.Lê Phúc Nguyên (PvPro-VPI)

Sfarm.vn

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết