ỨNG DỤNG ĐẠM DỊCH TRÙN QUẾ BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN TÔM

266 lượt xem

Nhờ có thể phát triển nuôi công nghiệp nên trùn quế đã được du nhập vào Việt Nam ứng dụng vào các sản phẩm bổ sung vào thức ăn gia súc gia cầm và thủy sản do trùn quế có hàm lượng đạm cao. Dịch trùn quế bổ sung vào thức ăn tôm là một trong những ứng dụng này.

Kích thước Trùn Quế (Perionyx excavatus) trưởng thành từ 10 – 15 cm, nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô khoảng 15 – 20%. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70%; Lipid: 7 – 8%; Chất đường: 12 –14 %.

Ứng dụng trùn quế

– Dùng trong y học cổ truyền trị các bệnh như: sốt rét, sốt nóng, suy nhược…

– Trong chăn nuôi, bổ sung thức ăn tăng năng suất vật nuôi.

– Trong nông nghiệp, phân trùn dùng làm phân bón sinh học

– Trong thủy sản dùng để bổ sung khẩu phần ăn tôm cá trong giai đoạn ấu trùng, hồi phục sức khỏe thủy sản sau dịch bệnh

Dịch trùn quế trong thủy sản

– Hàm lượng đạm giúp thủy sản phát triển nhanh, rút ngắn thời gian nuôi, giảm hệ số thức ăn.

– Là khẩu phần ăn ưa thích của tôm tự nhiên nên bổ sung vào thức ăn kích thích tôm bắt mồi và ăn mạnh.

– Dịch thủy phân trùn đất là môi trường rất tốt cho hệ vi sinh phát triển, giúp hệ tiêu hóa ổn định.

– Trong dịch trùn đất có hàm lượng lớn nhiều loại enzyme có tác dụng tiêu hóa hấp thụ thức ăn.

Dịch trùn quế trên thị trường ở dạng thủy phân có hàm lượng đạm rất cao nên rất dễ tan và tan nhanh trong nước làm thất thoát dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ngoài ra dịch trùn quế sau khi thủy phân tồn tại một lượng lớn vi sinh vật và enzyme gây hỏng sản phẩm.

Nếu sử dụng sản phẩm dịch trùn quế không đảm bảo sẽ làm cho nước nhanh dơ, tôm bị hỏng đường ruột.

Vì vậy một sản phẩm dịch trùn tốt cần ngoài việc giữ được mùi vị đặc trưng và đạm cao của trùn thì cần phải đảm bảo không tan hoặc lâu tan trong nước và chất lượng không bị giảm và ổn định trong thời gian bảo quản. Cần sử dụng dịch trùn quế bổ sung vào thức ăn tôm là loại đảm bảo chất lượng.

Theo KS. Bùi Quang Trung.

Sfarm.vn tổng hợp & biên tập

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết