Trùn quế được biết đến là loài có hàm lượng đạm cao, giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, tôm cá. Tuy nhiên dưỡng chất có trong trùn quế ngoài tác dụng tốt cho vật nuôi còn có nhiều chất có ích cho con người mà ít ai biết đến. Chỉ tính riêng hàm lượng protein, đạm, vi lượng có trong trùn quế có thể so tương đương với thịt thỏ, 1 loại thịt được biết đến là rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe con người. Hàm lượng vitamin trong trùn quế rất phong phú: B1, B2, A,E,C… đặc biệt Vitamin B1, B2 trong trùn quế gấp 10 lần khô đậu tương, 14 lần bột cá. Chính vì điều này mà nhiều nước đã và đang nghiên cứu sử dụng thịt trùn để cung cấp dinh dưỡng, trở thành thực phẩm bổ dưỡng cho con người.
Dùng trùn để chữa bệnh trong y học cổ truyền
Trùn đất là vị thuốc lâu đời được truyền bá trong dân gian. Ở Trung Quốc có cuốn “Bản thảo cương mục” nổi tiếng có ghi lại: “Trùn chữa được rất nhiều loại bệnh, là nguyên liệu cho trên 40 bài thuốc”. Y học cổ truyền Việt Nam cũng có những bài thuốc dùng trùn để chữa huyết áp, tim mạch, thương hàn, đậu mùa, thấp khớp… Trong đó, tác dựng chữa trị các trường hợp đột quỵ, tai biến nhờ vào các thành phần có trong trùn cho thấy hiệu quả và được quan tâm nhiều nhất. Các trường hợp hôn mê và bị liệt do đột quỵ đã được cứu chữa nhờ 1 bài thuốc được cho là “thần dược cứu mệnh” từ con trùn. Bài thuốc này được cho là có tác dụng hơn cả viên “An cung ngưu hoàng hoàn” giá trị hang triệu đồng mỗi viên, do tập đoàn Đông dược Đồng Minh Đường của Trung Quốc sản xuất, dựa trên bài thuốc nổi tiếng thời nhà Thanh của danh y Ngô Cúc Thông.
Thuốc từ trùn quế dung ngừa bệnh sốt rét, vàng da, ngã nước, bụng bang… là “bùa hộ mệnh” của những người đi tìm trầm, đãi vàng. Điều kiện khó khăn, thiếu thốn trong rừng sâu không cho phép người tìm vàng có khả năng tìm những phương thuốc hiện đại để chữa bệnh. Vì thế hiệu quả của bài thuốc từ con trùn càng trở nên quan trọng. Theo ông Nguyễn An Định, bài thuốc đơn giản chỉ có 3 vị: trùn đất, đậu đen, rau ngót, hoặc có thể thêm đậu xanh. Theo GS. Hoàng Bảo Châu (Trung ương hội Đông y Việt Nam) bài thuốc này phát huy tác dụng bởi trùn đất có tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, thong kinh hoạt lạc, lợi niệu thông tâm. Trong Đông y có thể phối hợp trùn đất với các vị thạch cao, câu đằng, hạ khô thảo, xuyên ô, đương quy, mộc thong… để làm thuốc.
Dùng trùn quế để chữa bệnh trong y học hiện đại
Từ năm 1911, Nhật Bản đã tìm ra được chất Lumbritin có tác dụng phá huyết ứ trong trùn đất. Đây là chất giúp làm tan nhanh các cục máu đông thường xuất hiện làm nghẽn mạch máu. Chấy này hấp thụ vào máu nhanh, không độc hại, được coi là thuốc điều trị nghẽn mạch máu lý tưởng bởi giá thành rẻ, dễ sử dụng. Trong trùn quế, các nhà khoa học đã tìm thấy chất Enzyme Fibrinolytic có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi Fibrin – một loại protein có tác dụng làm đông máu. Tác dụng của Fibrin vốn giúp máu đông lại ở những vết thương hở, giúp làm liền vết thương, tuy nhiên đối với bệnh nhân tim mạch hoặc mỡ máu nó lại gây nên tắc mạch máu, làm xơ vữa thành mạch. Do đó đối với các bệnh nhân này, cơ chế của hoạt chất trong trùn quế giúp làm tan Fibrin, máu lưu thong trở lại.
Ở Việt Nam, toa thuốc và tên bài thuốc sử dụng trùn đất chữa tai biến mạch máu não đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX, được in lại trong cuốn sách “Hai trăm bài thuốc quí” của ông Lê Văn Tình vào năm 1940. Sau này, bài thuốc đã được ông Nguyễn An Định, trưởng nam của cụ Nguyễn An Ninh (nhà văn hóa, lãnh tụ nổi tiếng của phong trào yêu nước trước tháng 8 /1945) cho phổ biến trên một số tờ báo. Bài thuốc cũng đã được bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, cho phổ biến để sử dụng hữu hiệu trong đợt chống dịch sốt xuất huyết tại các tỉnh miền Bắc vào năm 1969. Cho đến nay, bài thuốc đơn giản này đã cứu chữa và phục hồi cho rất nhiều trường hợp hôn mê do đột quỵ, dù đã nhiều ngày trôi qua. Trong một tài liệu được phổ biến vào năm 1997, ông Định cho biết: “Các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não chưa quá 10 ngày, chỉ cần 3 thang, có khi chỉ 1 thang cũng hết bệnh”.
Qua nghiên cứu tác dụng y học của nhiều loại trùn đất khác nhau, hàm lượng Enzyme Fibrinolytic có trong trùn quế có hoạt độ cao hơn cả. Trùn quế (tên khoa học là Peryonix Escavatu) lại là loại trùn được nuôi công nghiệp tại Việt Nam, sinh sản nhanh và phát triển số lượng cá thể lớn trong 1 thời gian ngắn, vì thế rất thích hợp để nuôi làm nguyên liệu điều chế thuốc.
Kế thừa thành quả đó, mới đây, PGS – TS Nguyễn Thị Ngọc Dao cùng các cộng sự thuộc Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã bước đầu nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm viên nang Lumbrokinase từ trùn quế, có tác dụng làm tan cục máu đông làm nghẽn động mạch, những vết thương bị tụ máu. (Xem thêm: Thuốc chữa tim mạch từ giun quế). Việc điều trị cho các bệnh nhân bị tai biến mạch mãu não do viêm tắc và xơ vữa động mạch đã cho kết quả tốt. Thuốc từ trùn quế có giá rẻ hơn thuốc chữa xơ vữa động mạch ngoại nhập được bào chế phức tạp, giá cao. Ngoài ra, kết quả thử nghiệm đã cho thấy bột trùn quế để điều chế thuốc “không gây tác dụng phụ nào”, vượt hơn hẳn những loại thuốc ngoại nhập đắt tiền thường gây 1 số tác dụng ngoài mong muốn như táo bón, tiêu chảy, sốt….
Sfarm.vn tổng hợp & biên tập