KINH NGHIỆM BÓN PHÂN CHO THANH LONG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

288 lượt xem

Để giúp bà con trồng thanh long đạt năng suất cao, chúng tôi xin gửi đến quý bà con phương pháp bón phân kết hợp hữu cơ – hóa học được phổ biến bởi Ông Mai Thành Phụng, PGS-TS – Phó Trưởng bộ phận thường trực phụ trách KNTT KV phía Nam, chuyên gia trong lĩnh vực trồng cây ăn trái, đặc biệt là thanh long. Nhiều hộ trồng thanh long áp dụng phương pháp này đã cho hiệu quả rất tốt trên vườn cây. Phương pháp bón phân kết hợp này dựa trên các giai đoạn phát triển của cây thanh long để xác định liều lượng, gia giảm lượng phân bón phù hợp, đồng thời với các biện pháp tưới tiêu, chong đèn và bảo vệ cây khỏi bệnh hại, côn trùng.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản (giai đoạn cây còn nhỏ). Bà con nên bón phân hữu cơ nhiều, và sau khoảng 1 -1,5 tháng có thể bón phân hữu cơ kèm NPK 20-20-15 (khoảng vài chục gr).

Thời kỳ chuẩn bị ra trái: Năm thứ 2 bón nhiều hơn năm thứ nhất, nhưng lượng phân hữu cơ đặc biệt phải bón tăng lên (5-10kg phân hữu cơ hoai mục/gốc, hoặc 2-3kg phân trùn quế/gốc).

Phân hóa học: bón theo công thức:

+ Lân: 0,5 – 1kg/gốc/năm

+Đạm ure: 1 – 1,5kg/gốc/năm

+Kali: 1,5 – 1,8kg/gốc/năm

Chia ra nhiều lần bón trong năm.

Khi ra chồi, ra tược thì nên bón ure nhiều hơn Kali.

Thời kỳ kinh doanh (giai đoạn cây cho trái): bà con nên tùy theo năng suất vườn cây, tuổi của vườn cây để điều chỉnh lượng phân bón. Phân hữu cơ nên duy trì lượng bón như thời kỳ kiến thiết cơ bản. Thêm vào đó nên bổ sung thêm lân bón kèm phân hữu cơ (0,5 – 1kg lân/gốc/năm).

Khi bắt đầu ra bông, đậu trái nên hãm bớt ure và tăng lượng bón Kali.

Khi trái lớn thì bắt đầu tăng cả 2 ure và Kali.

Hiện nay với điều kiện nông nghiệp nước ta, hiện chưa thể đi hoàn toàn theo hướng hữu cơ loại bỏ phân hóa học, mà phải biết cân đối, kết hợp 1 cách thong minh giữa phân hữu cơ và phân hóa học. Ta sử dụng tăng dần phân hữu cơ, tạo thành 1 cài nền chính và bổ sung phân hóa học ở 1 chừng mực, theo sự sinh trưởng, phát triển của cây. Bà con nông dân sau 1 thời gian canh tác sẽ có kinh nghiệm nhận biết qua biểu hiện của cây để biết cây thừa, thiếu gì, trên nền hữu cơ có thể điều chỉnh để vừa cải tạo đất, vừa bổ sung thêm dưỡng chất bị thiếu trong đất do cây lấy đi. Như theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay các vườn thanh long đất thường thiếu lân, do đó nên bổ sung lượng lân nền cho đất để đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân đối các chất trong đất.

Đối với trồng thanh long, có 1 quy luật là để có lợi nhuận tốt thì phải trồng trái vụ. Đã làm trái vụ thì lại càng phải bảo đảm là cây có nền tảng tốt, cây phải khỏe, sung thì bà con chong đèn để bắt cây ra hoa nghịch vụ, cây mới cho năng suất cao được. Vậy càng phải bón phân hữu cơ để bộ rễ cây khỏe, nuôi cây tốt không bị suy cây. Nếu không bổ sung hữu cơ, việc đốt đèn bắt cây ra bông, đậu trái sẽ làm cây suy kiệt, sau mùa trái đó sẽ không thể đảm bảo cho cây tiếp tục sinh trưởng tốt, dẫn đến mất mùa năm sau.

Nên tiết kiệm chi phí phân, thuốc bằng cách tăng sử dụng hữu cơ. Điều này có vẻ nghịch lý, nhưng thật ra lượng chi phí đầu tư cho phân hữu cơ hầu như không đáng kể khi so sánh với hiệu quả nó mang lại về lâu về dài. Bà con không phải lo đến vấn đề cải tạo đất, suy cây phải phục hồi. Hơn nữa sâu bệnh sẽ ít đi do cây có khả năng tự kháng, giúp tiết kiệm tiền thuốc BVTV. Đặc biệt là sử dụng phân hữu cơ thì phẩm chất trái rất cao. Kinh nghiệm cho thấy trái thanh long trên đất bón nhiều phân hữu cơ có mùi vị đặc biệt ngon ngọt, có độ giòn và bảo quản được lâu.

Cây thanh long ngoài sử dụng phân bón gốc, nên lưu ý sử dụng kèm thêm phân bón lá. Phân bón lá sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng trong những thời kỳ quan trọng của cây, giúp cây sung sức, ra hoa đậu trái tốt. Qua thời gian sử dụng chúng tôi nhận thấy phân bón lá từ dịch trùn quế SFARM D01 rất thích hợp với cây thanh long. Đây là 1 loại phân có khả năng kích kháng, giúp cây chống sâu bệnh đồng thời tăng khả năng quang hợp, bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Nếu sử dụng kết hợp, cân đối giữa phân bón gốc và bón lá sẽ giúp cây phát triển toàn diện: bộ rễ khỏe, bộ lá tốt, là điều kiện để vườn thanh long đạt năng suất cao.

Sfarm.vn (Ghi nhận & tổng hợp)

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết