Cách trồng bí đỏ tại nhà siêu dễ cho quả siêu to

5691 lượt xem

Bí đỏ là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Bởi giàu dinh dưỡng, khoáng chất và dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Thời gian gần đây, xu hướng trồng bí đỏ tại nhà ngày càng lan rộng. Vì bí đỏ dễ trồng, dễ chăm sóc lại ít sâu bệnh. Nhưng trồng thế nào để thu quả siêu to? Vậy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu cách trồng bí đỏ tại nhà nhé!

1/ Đặc điểm của bí đỏ

Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô. Loại cây dây thuộc chi Cucurbita, họ Bầu bí. Bí có hình cầu hoặc hình trụ, chín thì màu vàng cam. Bên ngoài có khía chia thành từng múi. Ruột bí có nhiều hạt. Hạt dẹp, hình bầu dục có chứa nhiều dầu.

Rễ phát triển mạnh, ăn sâu và có rễ phụ lan rộng nên có khả năng chịu hạn tốt. Lá bí đỏ là lá đơn, mọc cánh, cuống dài, phiến lá rộng có xẻ thùy cạn, màu xanh hay lốm đốm trắng. Thân bò có tua cuốn, có khả năng ra rễ và cuốn phân nhánh mọc ở đốt thân.

Bí đỏ có hoa đực và hoa cái cùng mọc trên một cây, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng là chủ yếu. Trong điều kiện khí hậu không thuận lợi, thì cây sinh ra hoa lưỡng tính hay hoa đực bất thụ.

2/ Dinh dưỡng của bí đỏ

Bí đỏ rất giàu chất dinh dưỡng, chứa rất nhiều vitamin C, E, K, khoáng chất và tương đối ít calo. Bí đỏ chứa beta-carotene cao, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Hơn hết, đây là tiền tố của vitamin A.

3/ Công dụng của bí đỏ

Tăng cường hệ miễn dịch

Cung cấp lượng lớn beta-carotene khổng lồ, chuyển đổi thành vitamin A. Vitamin A giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, đặc biệt quan trọng đối với niêm mạc ruột. Ngoài ra, bí cũng chứa nhiều vitamin C, giúp tăng sản xuất tế bào bạch cầu, hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và vết thương mau lành.

Tăng cường sức khỏe cho mắt

Beta-carotene trong bí đỏ giúp giữ cho tầm nhìn sắc nét bằng cách làm võng mạc hấp thụ ánh sáng. Sự kết hợp của các vitamin và khoáng chất khác trong bí đỏ có thể bảo vệ chống lại sự thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

Hỗ trợ một làn da khỏe mạnh

Vitamin C, E và beta-carotene giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV từ mặt trời. Ngoài ra, bí ngô chứa lutein, zeaxanthin và nhiều chất chống oxy hóa khác giúp tăng khả năng phòng vệ cho da.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Chất xơ, vitamin C và kali có trong bí đỏ giúp cải thiện huyết áp và mức cholesterol. Bí ngô cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ cholesterol xấu không bị oxy hóa. Bởi khi bị oxy hóa, chúng có thể đóng cục dọc theo thành mạch máu. Điều này có thể hạn chế các mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Hội chứng chuyển hóa

Thực phẩm giàu beta-carotene giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Đây là một nhóm các triệu chứng liên quan đến béo bụng. Bao gồm, huyết áp cao, kiểm soát lượng đường trong máu kém và nồng độ triglyceride tăng cao. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

3/ Điểm cần lưu ý khi trồng bí đỏ

Thời vụ trồng

Tuy bí đỏ thích hợp trồng quanh năm, để cây phát triển tốt và cho quả to nên trồng vào mùa khô hơn mùa mưa rét. Nhiệt độ thấp khiến cây khó ra hoa, thụ phấn và đậu quả.

Nơi trồng

Là cây ưa sáng. Nên trồng tại nơi có nhiều ánh sáng và không gian để cây leo. Cây có thể bò dưới mặt đất hoặc làm giàn để leo. Tốt nhất nên dựng giàn kiên cố cho dây bí đỏ leo, phát triển thuận lợi và cho quả to.

4/ Chuẩn bị

Hạt giống

Hiện nay có rất nhiều giống bí đỏ như loại trái dài, hồ lô, khổng lồ, bí đỏ Mỹ, bí đỏ Nhật hay bí đỏ cao sản,… Để đảm bảo chất lượng cây khi sinh trưởng và phát triển, nên chọn mua hạt giống tại các cửa hàng uy tín.

Đất trồng

Bí đỏ có bộ rễ tốt khỏe với khả năng chống khô hạn rất cao và không chịu được ngập úng. Do đó, đất trồng bí cần tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt. Độ pH của đất phải đạt từ 5.5 – 7.5.

Đất trồng bí đỏ

Đất trồng bí đỏ

Bạn có thể tự phối trộn đất trồng theo tỷ lệ 3 đất : 2 mụn dừa : 2 trấu hun : 3 phân hữu cơ khi trồng. Hoặc có thể sử dụng các loại đất sạch trộn sẵn trên thị trường hiện nay. Trong đó, đất sạch hữu cơ SFARM đang gây sốt thị trường trồng rau sạch. Bởi hàng loạt ưu điểm:

– Phối trộn sẵn tiện lợi với các thành phần hữu cơ;

– Dinh dưỡng đầy đủ cho cây sinh trưởng với phân trùn, phân gà và mùn hữu cơ;

– Tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt với các thành phần mụn dừa, trấu hun;

– Sạch mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây với hệ VSV đối kháng, phân giải dồi dào từ VSV bản địa và bột neem.

Dụng cụ trồng

Bộ rễ bí đỏ khá lớn và phát triển tốt. Do đó, nên chọn loại chậu rộng và sâu lồng để trồng. Bạn có thể tận dụng những khay, chậu hoặc thùng xốp có sẵn tại nhà. Khi trồng cần tạo lỗ thoát nước cho khay, chậu trồng.

Ngâm, ủ & gieo hạt

Để hạt có tỷ lệ nảy mầm cao và hạn chế tác hại của điều kiện thời tiết với cây con. Nên ngâm, ủ và gieo hạt trong bầu/khay ươm hạt. Với cách làm vô cùng đơn giản, cụ thể:

– Ngâm hạt vào nước 2 sôi : 3 lạnh (khoảng 30-35 độ C) trong 6-8 tiếng.

– Sau đó, vớt ra và rửa lại với nước sạch. Mang ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ phòng trong 1 đêm.

– Hạt nứt nanh và mang đi gieo trong bầu/khay ươm.

– Tưới nước 2 ngày/lần cho bầu/khay ươm đủ ẩm. Khi cây con có 2-3 lá thật (khoảng 7-10 ngày) thì mang đi trồng.

5/ Cách trồng bí đỏ tại nhà

Cho đất trồng vào khay, chậu trồng đã chuẩn bị sẵn. Tháo cây khỏi bầu/khay ươm ra trồng. Tạo hố ngay giữa chậu và đặt cây con vào. Sau đó, lấp đất kín bề mặt, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi đã tắt nắng. Khi trồng cây con xong cần tưới nước 2 lần/ngày và che phủ tạo bóng râm trong 7 ngày đầu để cây con hồi sức.

6/ Cách chăm sóc bí đỏ

Tưới nước

Bí đỏ là loại cây không cần nhiều nước. Sau 7 ngày đầu để cây hồi sức, thì cách 2-3 ngày tưới nước 1 lần. Tuy nhiên, vào thời điểm bí ra hoa thì cần tưới nhiều nước để đủ ẩm cho cây ra hoa và thụ phấn.

Vào mùa mưa cần thoát nước cho chậu trồng, tránh xảy ra tình trạng ngập úng làm thối rễ, chết cây.

Bón phân

Sau khi cây con được 3-4 lá thật thì bắt đầu cung cấp dinh dưỡng như phân GAP. Khi đó, cần pha loãng và tưới vào gốc cây, tránh tưới vào lá. Kết hợp với làm cỏ và vun xới đất.

Trong suốt thời gian sinh trưởng của bí đỏ, chia làm 3 giai đoạn bón thúc cho cây. Chính là 15 ngày tuổi, 35 ngày tuổi và 50 ngày tuổi.

Nên lựa chọn phân bón hữu cơ đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây như phân chuồng hoai mục, phân trùn, phân gà, phân dê,… Trong đó, phân trùn quế SFARM đang được nhiều nhà vườn ưa chuộng sử dụng, bởi:

– Đầy đủ đa – trung – vi lượng cho cây

– Giàu Acid humic, Acid fulvi, tăng sức đề kháng cho cây

– Dồi dào hệ VSV tự nhiên, giúp cây luôn khỏe mạnh

– Giàu lân và kali hữu cơ thích hợp cho cây trong giai đoạn ra hoa, tạo quả

Làm cỏ & cắt tỉa

Trồng bí đỏ có thể cho cây bò dưới mặt đất hoặc làm giàn cho dây leo. Nếu làm giàn thì có độ cao tối ưu khoảng 2-2.5cm.

Nếu thu hoạch đọt bí thì khi ngọn bò dài 50-60cm thì có thể thu hoạch. Sau đó, vun gốc và bón thúc phân đạm pha loãng để tưới cho cây nhanh mọc đọt mới.

Khi bí bò dài khoảng 1m bắt đầu đôn dây bí bằng cách khoanh dây bí quanh gốc, lấp gốc bằng phân hữu cơ để giúp rễ bám sâu vào đất. Bấm ngọn và mỗi cây để lại 3-4 nhánh. Chỉnh dây bí dàn đều để không chồng chéo lên nhau, cắt tỉa bớt lá già để vườn thông thoáng.

Khi cây bắt đầu ra hoa thì ngưng đôn dây. Kết hợp sửa dật và tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Giai đoạn cây ra hoa & kết quả

Khoảng 30-35 ngày sau trồng, cây bắt đầu cho hoa. Thường thì hoa đực nở sớm hơn hoa cái 2-3 ngày và số lượng hoa đực nhiều hơn. Sau khi cây thụ phấn cần cắt bớt hoa đực, tỉa bỏ các nhánh con, lá già để tạo độ thông thoáng cho cây.

Tự thụ phấn cho hoa bí đỏ

Để cây đạt nhiều quả, thì giai đoạn thụ phấn là quan trọng nhất. Tuy cây có thể thụ phấn tự nhiên nhờ vào côn trùng. Nhưng để chắc chắn hơn, bạn nên thụ phấn cho cây.

Bạn thụ phấn cho cây bằng cách ngắt hoa đực, dùng cọ tăm bông dúi vào hoa đực để lấy phấn hoa và cọ vào nhụy của hoa cái để thụ phấn. Nên tiến hành vào buổi sáng sớm và vào lúc hoa cái nở nhiều. Đặc biệt vào mùa mưa thì hoa rất khó tự thụ phấn nên cần phải thủ phấn thủ công như vậy.

Phòng trị sâu bệnh

Tuy là loại cây ít sâu bệnh nhưng khi gặp điều kiện bất lợi, chế độ nước tưới và phân bón không hợp lý. Thì có thể phát sinh một số vấn đề gây bệnh hại cho cây. Cần đề phòng các loại sâu bệnh hại: sâu đất, sâu xanh, sâu đục quả, bọ trĩ, rầy rệp, nhện đỏ, bệnh sương mai, phấn trắng…

Tốt nhất, nên phòng trừ cho cây bằng cách tăng sức đề kháng với GE quế, nấm Trichoderma hay phân bón hữu cơ hợp lý.

7/ Thu hoạch bí đỏ

Sau khoảng 90 ngày trồng, có thể bắt đầu thu hoạch bí đỏ. Bí cho quả nhiều và lâu nên có thể thu hoạch thành nhiều đợt. Tuy nhiên, muốn quả già để cất trữ lâu hơn thì có thể đợi hơn 90-120 ngày. Đến khi quả có vỏ cứng màu vàng, lớp vỏ có phấn trắng và cuống vàng.

Hạt trong quả già có thể lưu giữ lại làm giống. Chọn quả lớn, già và không bị sâu bệnh. Quả thu hoạch và cất giữ ít nhất 1 tháng rồi mới bổ ra lấy hạt. Rửa sạch, phơi khô và cất trong lọ thủy tinh.

Mong rằng với bài chia sẻ này sẽ giúp vườn nhà thêm loại quả đầy dinh dưỡng. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
1/5 - (1 bình chọn)