Phân hóa học
Cây dễ hấp thu, nhưng gây tổn thất nhanh.
Làm đất nghèo dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường đất và nước.
Đất bị thoái hóa, mất dần độ tơi xốp.
Làm cây yếu dần và mất sức đề kháng.
Ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Bón phân hóa học 30% cây hấp thu liền, 10% bay hơi, 60% tồn tại trong đất, nhờ vào vi sinh vật trong đất phân giải tiếp năm sau cây mới sử dụng được.
Phân chuồng:
Là phân hữu cơ tăng lượng mùn, đất tơi xốp, chống xói mòn.
Có tác dụng từ từ, cần phân hủy 1 thời gian thì cây mới hấp thụ được, nhưng ủ không kĩ sẽ gây mầm bệnh, ủ lâu thì mất dần lượng đạm.
Phân chuồng có aicd hữu cơ, lên men làm đất bị chua.
Khi bón phân chuồng thời gian dài thì cần bón vôi để khử chua.
Bón phân chuồng tươi cây khó hấp thu, phân chuồng chưa qua ủ, chứa hàm lượng dinh dưỡng khó tiêu, cây không hấp thu được ngay, còn gây mầm bệnh, cỏ dại cho đồng ruộng và rong rêu.
Gây bệnh xoắn lá, thối gốc, lụn rễ do nấm bệnh.
Ô nhiễm môi trường.
Chứa ecoli, coliform, samonela… gây bệnh đường ruột
Phân trùn quế:
Là phân hữu cơ tăng lượng mùn, đất tơi xốp, chống xói mòn.
Dựa vào bảng phân tích ta thấy không chứa vi khuẩn (ecoli, coliform, samonenlla,..) gây đường ruột.
Thành phần là acid humic, fluvic, acid amin, hàm lượng khoáng đa trung vi lượng giúp cây hấp thu được ngay. Ngoài ra, hệ vi sinh vật phân giải đạm, lân, xenlulozo,…
Có chức năng phòng trị bệnh cho cây trồng.
Không có mùi, không cần ủ sử dụng được ngay; không gây ô nhiễm môi trường; giúp cải tạo đất tốt; không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.