RAU BẮT MẮT NHỜ PHÂN TƯƠI + NƯỚC THẢI!

278 lượt xem

Rau thơm như xà lách, rau mùi, kinh giới, tía tô, húng quế… là những món ăn sống rất thông dụng. Nhưng vì lợi ích kinh tế, người trồng rau đã vô tư sử dụng phân tươi, phân bắc, thuốc kích thích… để tưới rau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như nhiễm ký sinh trùng, viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mãn tính.

rausach-phantrunque1

Rau ngon phải lụy… phân tươi

Theo kinh nghiệm của những người trồng rau, chưa năm nào thời tiết thuận lợi để rau phát triển nhanh như năm nay. Thời điểm này, trên các cánh đồng trồng rau lớn ở Thường Tín (Hà Nội) đang chuẩn bị thu hoạch các loại rau ăn sống như rau thơm, rau mùi, hành, xà lách… cung cấp cho các chợ đầu mối trong nội thành Hà Nội. Để giảm thiểu chi phí chăm sóc, đỡ tốn sức đi xa gánh nước, họ sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, đó là phân lợn, phân gà và cả… phân người (phân bắc), nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi lợn từ bờ mương cạnh ruộng.

Tiến đến gần bờ ruộng, mùi phân bắc, phân lợn, nước thải dưới bờ mương sộc lên nồng nặc. Khi được hỏi về thứ nước trong thùng nhựa, người phụ nữ đang tưới rau thở dốc nói: “Đây là phân chuồng hòa với nước thôi. Rau thơm, rau sống chỉ cần chăm bằng nước tiểu, phân heo, nếu có phân bắc thì tốt phải biết. Chẳng cần đến thuốc kích lá, thuốc cuộn thân… mà rau vẫn xanh mượt, mập mạp, hai ba hôm là cắt được rồi”.

Thấy chúng tôi nhăn mặt, bịt mũi, người này dừng tay hồn nhiên nói: “Mùi khó chịu vậy thôi chứ rau hái lên tươi ngon lắm, có dùng thuốc kích siêu tốc mới sợ chứ đằng này dùng phân chuồng chả việc gì phải sợ…(?!) Rau nhà tôi được cánh buôn rất thích, chiều nào tôi cũng phải có mặt ngoài ruộng để tưới tắm, chăm bón, rồi cắt rau kịp giao cho họ. Dân ở đây trồng rau bán quanh năm có ai kêu than gì đâu”.

rau phân tươi

Khi được hỏi “gia đình có lấy rau ngoài ruộng về ăn không?”, chị cười nói: “Thực tình là chúng tôi trồng tập chung để bán còn rau ăn thì trồng trong vườn ở nhà rồi. Trước khi ăn rửa sạch, ngâm muối thì chẳng phải lo gì nữa”. Chị nói thêm: “Ở mấy nơi, người ta còn phun cả thuốc kích thích, nhà tôi làm ăn lương thiện, phân thải từ những con lợn khỏe mạnh thì có sao. Nhiều nhà còn không xây nhà vệ sinh tự hoại để tích phân lại có cái bón cho rau. Làm nông vất vả, lãi chẳng là bao, phải tận dụng từng tí một ngay cả từng thùng phân, chứ cái gì cũng đi mua thì còn gì lãi lời nữa”.

Nước thải bẩn hóa “nước thần”

Tiếp tục đi xuống phía dưới cánh đồng, chúng tôi dừng chân ở thửa ruộng rau rộng, xanh non mơn mởn nằm cạnh bên trang trại nuôi lợn, ngan. Nhờ vào nguồn nước thải từ nước tiểu, nước cọ chuồng đen kịt, nên ruộng rau nhà anh Trần Văn T tươi tốt lạ thường. Anh T hào hứng khoe: “Ruộng nhà này nằm ngay cạnh cống thoát của trại chăn nuôi, đất lúc nào cũng ẩm, phân tươi tưới liên tục nên rau cứ gọi là tốt nhất cánh đồng”.

rau phân tươi

Thấy chúng tôi băn khoăn về việc không xây hệ thống tưới tiêu bằng nước sạch, anh T nhanh nhảu giải thích: “Cả cánh đồng rau này chúng tôi đều lấy nước dưới mương tưới chứ làm gì có nguồn nước khác. Nguồn nước dưới mương là nước thải sinh hoạt, nước thải của các hộ chăn nuôi của các hộ trong làng”.

Ghi nhận đầu bờ mỗi ruộng rau thường có 3-5 bao phân lợn xếp đống. Bao thì nguyên vỏ, bao thì đã rách, phân ứa ra đen sì, xung quanh nhung nhúc giòi bọ, nhặng xanh, bọ hung đậu nham nhở… cộng với cái mùi khăm khẳm xộc vào mũi khiến nhiều người không chịu được mà nôn thốc tháo ngay tại chỗ. Dòng nước dưới mương đen ngòm, nổi lều phều những túi nilon, chai lọ, băng vệ sinh, xác động vật…

Có chỗ còn sủi bong bóng, nước đổi màu xanh lét, rất hôi thối. Thế nhưng, những người nông dân vẫn vô tư gánh nước từ con mương ô nhiễm này về tưới cho những loại rau ăn sống – loại thực phẩm ăn trực tiếp, cần được chăm sóc và trồng đảm bảo vệ sinh.

Theo anh T, phân chủ yếu được mua từ các trại nuôi lợn, nuôi gà, giá hiện tại là 10.000đồng/bao và mang thẳng ra ruộng để tưới luôn. Bằng kinh nghiệm trồng rau của mình anh T chia sẻ: “Bất kỳ loại rau nào cũng phải tưới, nhất là lúc non. Muốn rau lớn nhanh buộc phải có cả phân đạm và phân tươi”. Những thời điểm đạm, lân, kali đắt, mỗi gánh phân chỉ dè dặt cho 2 nắm tay, theo dõi thấy rau vẫn phát triển tốt. Còn thời tiết thuận lợi mưa nhiều, nồm ấm như năm nay thì chỉ cần phân tươi với nước cũng đủ lượng dưỡng chất bón và rau vẫn sinh trưởng tốt.

Trong rau xanh, nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rau. Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá.

Vì thế tuyệt đối không được tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ… lên rau. Kể cả sau 3 lần rửa nước sạch và rửa bằng nước chuyên dụng, sau lần rửa thứ nhất, tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn tới 97%, sau lần rửa thứ hai còn 78% và sau lần rửa thứ ba còn 52%. Có những loại rau bị nhiễm ký sinh trùng 93% như rau xà lách, cải bẹ xanh, rau muống… ăn vào ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người ăn.

Theo báo Lao Động

Với rau sạch, nguồn phân bón thích hợp nhất hiện giờ chính là phân trùn quế (bón gốc, hoặc pha loãng với nước để bón lá) và dịch trùn quế (bón lá). Phân trùn quế hoàn toàn sạch các vi khuẩn gây bệnh như E.Coli và Salmonella, các mầm bệnh khi qua ruột trùn đã được tiêu diệt nên hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp cho rau, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng như sử dụng phân tươi. Dịch trùn quế chiết xuất từ dung dịch thủy phân trùn quế, rất giàu đạm tự nhiên và axit amin, giúp rau tăng trưởng, bắt mắt, lá rau dai, giòn và hương vị đậm đà.

Phân trùn quế và dịch trùn quế là sản phẩm phân bón dinh dưỡng an toàn nhất cho nhà nông, đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay để tạo được sự tín nhiệm của người tiêu dùng mặt hàng rau củ quả, hơn ai hết chính người nông dân cần có kiến thức trong việc chăm sóc rau và nên sử dụng những chất gì để bón cho rau, để đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe người dùng rau.

Sfarm.vn tổng hợp

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết