Giải độc cho đất bằng phân trùn quế

286 lượt xem

Tình trạng đất thoái hóa, bạc màu hiện nay đã trở thành thực trạng nhức nhối của nền nông nghiệp Việt Nam. Thói quen sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học từ lâu đã ăn sâu vào hệ thống canh tác, làm nghèo kiệt đất đai và giết chết các loài vi sinh vật có ích cho đồng ruộng. Hiện trạng đất trồng cà phê, rau màu bị thoái hóa, bạc màu gần đây là dẫn chứng xác thực nhất cho nhận định trên nên cần phải giải độc cho đất hiệu quả.

giải độc cho đất

Gần đây các khách hàng của trại trùn quế SFARM rất quan tâm đến việc bón phân trùn quế để cải tạo đất thoái hóa. Nhiều câu hỏi được đặt ra cho chúng tôi như: Phân trùn quế có thể cải tạo đất suy kiệt được không? Phân trùn quế giúp đất màu mỡ hơn bằng cách nào? Và những câu hỏi này xuất phát từ 1 thực trạng chung: cần có 1 giải pháp cho tình trạng đất thoái hóa ngày càng trầm trọng ở các vùng nông nghiệp Việt Nam.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, bình quân mỗi năm nông dân trong tỉnh sử dụng 150 nghìn tấn phân hóa học bón cho cây trồng. Ngoài ra, nhiều hộ dân còn sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ không đúng liều lượng, thời gian cách ly và thời điểm nên gây ô nhiễm cho đất.

Kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ Thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho thấy, trong số 100 hộ thì có 5 hộ sử dụng thuốc ngoài danh mục cho cây rau; 20% số hộ phun thuốc không bảo đảm thời gian cách ly. Nhiều hộ phun thuốc bảo vệ thực vật tới 5-6 lần/vụ cho cây rau, cao gấp đôi theo khuyến cáo.

Hầu hết các hộ trồng rau, trồng cây công nghiệp đều ưu tiên việc phun thuốc, diệt sâu và bón phân hóa học để làm tăng sản lượng, nhưng không biết rằng hành động đó đã làm nghèo kiệt đi tài sản chính của họ, đó là đất đai. Đất bị ngộ độc thì bất cứ trồng loài cây gì cũng không thể đạt hiệu quả. Hiện nay, việc sử dụng phân hoá học đã vượt ngưỡng, thế nhưng hiệu suất chỉ đạt 40% – 60% tuỳ theo từng loại. Nếu bón nhiều phân hoá học trong thời gian liên tục sẽ lãng phí và làm cho đất bị chua, độ xốp giảm, vi sinh vật thay đổi không có lợi cho cây trồng, tăng khả năng phát sinh sâu bệnh” (Theo Ông Cao Viết Hưng, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT))Vậy làm gì để “giải độc” cho đất? – đây là câu hỏi mà những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp đều đang cần tìm câu trả lời nhất.

Theo ông Trần Văn Tú, Phó Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT), nếu đất bị thoái hoá trầm trọng sẽ không có khả năng tái tạo dinh dưỡng. Bởi vậy, để tăng độ màu mỡ cho đất, người dân nên bón phân cân đối cho cây trồng bảo đảm: đúng loại, đúng lúc, đúng thời vụ, đúng đối tượng, đúng cách.

Trong đó, bón phân cân đối, sử dụng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh, phân xanh để giảm dần lượng phân hoá học vì sẽ mang lại nhiều lợi ích, tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Hiện nay bà con đã nhận ra được tầm quan trọng của việc bón phân hữu cơ cho đất, và phân trùn quế là loại phân được tin tưởng nhất, cũng như được Bộ NN & PTNT khuyến khích sử dụng nhất. Bởi phân trùn quế không những chỉ là phân bón hữu cơ, mà còn chứa hàng triệu vi sinh vật có ích cho đất, giúp giải độc cho đất hiệu quả. (Xem thêm: Tại sao nên dùng phân trùn quế?). Phân trùn quế được sử dụng để cải tạo cả vùng đất bị nhiễm phèn, mặn bởi pH trung tính của nó nên nó hoạt động như một rào cản, giúp cây phát triển trong đất ở độ pH quá cao hay quá thấp và các axit humic, fulvic hiện diện trong phân trùn giúp cải thiện cấu trúc đất, làm đất tơi xốp và giữ ẩm lâu.

Trại trùn quế SFARM, nơi sản xuất và cung cấp phân trùn quế lâu năm với quy mô lớn nhất miền Nam, cho biết phân trùn quế nguyên chất được sản xuất tại đây đủ đáp ứng cho nhu cầu cải tạo đất nhanh chóng với giá thành rẻ và hiệu quả. Thông qua hoạt động bón phân trùn quế, ta đã cung cấp cho đất không những là chất hữu cơ, dưỡng chất cần thiết, mà còn là hệ vi sinh vật phong phú, là yếu tố mà đất đã mất dần đi do phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

sfarm.vn

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (5 bình chọn)