CÁC LOÀI THIÊN ĐỊCH CỦA TRÙN QUẾ

326 lượt xem

Con giun hiền lành vậy mà cũng có rất nhiều thiên địch trùn quế. Trước hểt, phải kể tới các lưỡng cư: cóc, nhái, ngóe, ễnh ương, chẫu chàng rất thích ăn giun. Biết chỗ nào có giun là chúng kéo tới. Cóc thường chui ngay vào trong luống nằm lẫn trong phân. Da cóc có khả năng biến đổi cho thích ứng với môi trường. Vì vậy, có khi ta mở tấm phủ ra nếu nhìn không kỹ sẽ không phát hiện được những chú cóc nằm im trong luống. Chúng bắt mồi bằng lưỡi, lưỡi của chúng dính với hàm trên. Khi thấy giun ngoi lên, chúng phóng lưỡi ra, kéo con mồi gọn ghẽ vào trong mồm và nuốt chửng. Nó nằm im một chỗ để ăn no giun. Ta cần phải hết sức cẩn thận để loại trừ cóc. Định kỳ mở toàn bộ tấm phủ ra để kiểm tra luống nuôi. Phải quan sát kỹ các kẽ hở giữa các viên gạch dùng để quây thành luống. Phát hiện thấy cóc là phải diệt ngay. Các loài khác như nhái, ngóe, ếch ương, chẫu chàng … thường không nằm trong luống. Chúng thường tập kích luống giun vào ban đêm. Ban ngày, chúng luồn ra xung quanh, nằm ẩn khuất trong các bụi cây, hang hốc cạnh đó. Nếu không để ý sẽ không thấy. Vì vậy, chỗ đặt luống giun cần cân nhắc kỹ, phải đề phòng bọn này. Cũng có nơi đã dùng nilon quây xung quanh chỗ nuôi giun, giống như kiểu chống chuột cho ruộng lúa. Tuy nhiên tấm nilon ở đây phải cao từ 1m trở lên.

Chuột trù cũng là thiên địch của trùn quế. Các loài chuột khác ăn ngũ cốc. Riêng chuột trù ăn sâu bọ. Chúng cũng rất thích ăn giun. Nhược điểm của bọn này là dễ bị phát hiện. Chúng có mùi hôi nồng nặc và luôn gọi nhau chít chít. Ban ngày chúng rất loạng choạng, dễ bắt hoặc đánh chết chúng. Chúng lại không có khả năng leo trèo. Vì vậy, nếu ta ngăn cửa hoặc ngăn quanh luống nuôi bằng một vách ngăn cao khoảng 40cm là chúng chịu chết, không vào được. Gà, vịt, chim chóc cũng là kẻ thù của giun. Ta nuôi giun cho gà, vịt ăn nhưng nếu để chúng vào luống thì chúng sẽ bới tung lên và ăn sạch cả giống. Vì vậy, phải quây lưới hoặc đan tấm phên phủ lên luống giun để ngăn bọn này phá hoại.

Nhiều người nuôi giun ngại nhất là việc chống kiến. Thực tế, việc chống kiến lại rất đơn giản. Bình thường, kiến không chiu rúc vào chỗ ẩm ướt như các luống giun. Chúng ngại nước. Tuy nhiên khi luống giun có giun chết là chúng lao vào ngay.
Mùi của giun chết rất hấp dẫn họ hàng nhà kiến, kiến là thiên địch trùn quế. Các kiến chinh sát sẽ báo ngay về ổ. Đại quân kiến sẽ rầm rộ báo về luống giun. Chúng đi thành dòng, đông đặc. Nhìn đàn kiến ta thấy khiếp. Những diệt chúng cũng đơn giản: ta đốt một bó đuốc và dí vào chỗ kiến tập kết. Sau đó, đưa bó đuốc dọc theo lối đi của kiến để đốt hết chúng. Kiến sẽ chết như rạ nhưng cũng còn hàng nghìn con chạy thoát, lúc đó ta lấy nước té vào luống nuôi. Những con kiến còn sống sẽ chạy toán loạn. Vài phút sau chúng sẽ biến hết. Việc diệt kiến rõ ràng không khó. Tuy nhiên, cần phát hiện sớm. Vì vậy, mỗi ngày phải thăm nom luống giun một lần.

Ngoài ra, các loài động vật khác có khả năng ăn giun đều phải đề phòng. Ví dụ: thạch sùng, thằn lằn, rắn rết,… Đôi khi sự chăm sóc thiếu cẩn thận của con người cũng gây tác hại cho giun. Ví dụ: để tưới cho luống giun, ta tiện thể tạt ngay chậu nước giặt quần áo vào. Trong nước có xà phòng. Như vậy là gây xáo trộn cho giun. Giun rất sợ chất kiềm. Chỉ vài phút sau giun lũ lượt bỏ trốn, chúng chạy khắp nơi – luống nuôi thất bại; hoặc gặp hôm mưa to nếu không để ý, gió có thể làm tốc mái che của luống giun. Nếu mưa xối vào giun có thể bỏ đi sạch. Như vậy, cũng coi như không thành công,… Do đó, việc chuyên cần và cẩn thận của người nuôi cũng là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công trước thiên địch trùn quế.

Sfarm.vn tổng hợp (Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng)

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết