Bí quyết trồng hoa cúc: Tăng sản lượng hoa với phân trùn quế

1668 lượt xem

Hoa cúc là cây trồng cạn, có bộ rễ ăn cạn, không chịu được ngập úng. Do đó đất trồng phải cao ráo tơi xốp, thoát nước tốt. Đất thích hợp cho sự phát triển của cây cúc là đất thịt nhẹ, đất pha sét, đất đỏ bazan,…có độ pH khoảng từ pH = 5,8 – 6,8, độ ẩm đất 70 – 80%.

Các thành phần dinh dưỡng tối cần thiết cho cây hoa cúc là các nguyên tố N, P, K,Ca, Mg và vi lượng như Fe, Zn, Mn, Cu, Bo. Các nguyên tố trên có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất các loài hoa.

Chính vì những đặc điểm trên của hoa cúc, lựa chọn phân trùn quế cho quy trình bón phân là giải pháp cho hiệu quả và phù hợp nhất hiện nay. Các vườn hoa cúc có sử dụng phân trùn quế đều có chất lượng hoa đẹp hơn rất nhiều.

1/ Vai trò của phân trùn quế với hoa cúc

Hàm lượng dinh dưỡng cao:

Phân trùn quế là loại phân hữu cơ vi sinh tự nhiên có chứa hàm lượng hữu cơ cao. Trong thành phần dinh dưỡng có chứa đầy đủ các chất đa-trung-vi lượng cần thiết cho cây hoa cúc, các chất dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thu. Phân trùn quế có khả năng lưu giữ các chất dinh dưỡng bón vào giúp cây trồng hấp thụ triệt để hơn, giảm được sự thất thoát phân bón, tăng hiệu quả các loại phân bón khác.

Tạo độ tơi xốp, thoáng khí và khả năng giữ ẩm cho đất:

Những nền đất được bón phân trùn quế có độ tơi xốp cao hơn rất nhiều so với những loại phân hữu cơ khác nhờ hàm lượng hữu cơ cao có trong phân trùn quế. Đây là thành phần rất quan trọng đối với đất trồng. Nó quyết định khả năng tơi xốp, thoáng khí của đất, khả năng giữ dinh dưỡng, giữ nước.

Cải tạo, phục hồi vùng đất bạc màu:

Nhờ sự kết hợp giữa các chất hữu cơ, acid humic, acid fulvic và hệ vi sinh vật đặc trưng đem lại khả năng cải tạo đất tuyệt vời của phân trùn. Phân trùn quế cải thiện đáng kể kết cấu đất, làm đất tơi xốp hơn, tăng khả năng giữ ẩm và dinh dưỡng cho đất. Sử dụng phân trùn quế một thời gian sẽ tạo được lớp đất trồng màu mỡ.

Hệ vi sinh vật có lợi đặc trưng:

Trong phân trùn quế có hệ vi sinh vật đặc trưng bao gồm các chủng vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose. Đây là các chủng vi sinh vật rất quan trọng trong nông nghiệp. Ngoài ra, phân trùn quế có chứa các chủng vi sinh vật đối kháng nấm bệnh, tiết ra các chất kháng sinh bảo vệ cây trồng tốt hơn.

An toàn, sạch mầm bệnh và dễ sử dụng:

Phân trùn quế là loại phân hữu cơ vi sinh tự nhiên, sạch bệnh. Việc sử dụng phân trùn quế cũng rất đơn giản. Không lo bón nhiều sẽ bị nóng hay cháy cây như những loại phân khác. Phân trùn quế có thể sử dụng ngay mà không cần qua bất kỳ khâu xử lý nào khác.

2/ Phân bón và cách bón phân cho hoa cúc:

2.1 Nếu bón phân theo phương thức canh tác thông thường

Nhu cầu phân bón cho cây hoa cúc trong 1vụ/1000m2 như sau:

– Phân hữu cơ: 200–300 kg phân trùn quế Đặng Gia Trang Pb01

– Magie Sulphate: 5kg

– Vôi: 70 – 100 kg, tùy theo độ pH của đất

– Phân hóa học (theo lượng nguyên chất): 250kg N – 160kg P2O5 – 200kg K2O

Có thể sử dụng phân đơn (ure, supper lân, kali) hoặc phân hỗn hợp (các loại NPK, DAP, …) quy đổi theo liều lượng nguyên chất như trên.

+ Bón lót: Toàn bộ phân trùn quế, vôi, Magie Sulphat, ½ P2O5.

Lưu ý: bón vôi trươc sau đó bón các loại phân bón như trên)

+ Bón thúc:

Lần 1: 8kg N – 2kg P205 – 2kg K20. Bón thúc sau trồng từ 10 – 15 ngày.

Lần 2: 8kg N – 2kg P205 – 4kg K20. Bón thúc sau trồng từ 30 – 35 ngày.

Lần 3: 5kg N – 2kg P205 – 7kg K20. Bón thúc sau trồng từ 50 – 55 ngày.

Lần 4: 4kg N – 2kg P205 – 7kg K20. Bón thúc sau trồng từ 70 – 75 ngày.

Lưu ý: Không bón phân lúc sáng sớm vì cây còn ướt dễ gây cháy lá, không bón vào buổi trưa nắng. Nên bón vào lúc 7 giờ đến 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. Sau khi bón xong cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thu phân bón.

Có thể bổ sung một số phân vi lượng, bón phân vi lượng tùy thuộc vào tính chất, thành phần của đất và các biểu hiện thiếu vi lượng của cây trồng như sau:

– MgSO4: 10kg/1000m2

– FeSO4: 1 – 2kg/1000m2.

– ZnSO4: 1 – 2kg/1000m2.

– MnSO4: 1 – 2kg/1000m2.

– CuSO4: 0.5 – 1kg/1000m2.

– Na2MoO4: 0.5 – 1gr/1000m2.

2.2 Nếu bón phân thông qua hệ thống tưới:

Áp dụng công thức sau:

Đối với cây từ 2 đến 6 tuần tuổi:

Hỗn hợp A & B được tưới riêng biệt (cách nhau 6 – 7 ngày)

– Hỗn hợp A :

KNO3 : 20gr/l

Ca(NO3)2 : 24gr/l

*500L/1000m2

– Hỗn hợp B :

MgSO4 : 16gr/l

MAP : 16gr/l

*500L/1000m2
– Hỗn hợp A :Đối với cây trên 6 tuần tuổi (7 ngày tưới/lần): 250L/1000m2.

Ca(NO3)2 : 24gr/l

KNO3 : 10gr/l

*250L/1000m2

– Phân được pha đúng nồng độ, liều lượng và được khuấy trộn đều cho đến khi toàn bộ lượng phân được hòa tan.

Sfarm.vn


Mọi chi tiết thắc mắc về mua sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật bạn vui lòng liên hệ
Fanpage: SFARM – Nuôi dưỡng vườn xanh
Hotline: 0902 652 099

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (38 bình chọn)